Thursday, April 28, 2016

Kỹ thuật úm gà con từ 01 đến 21 ngày tuổi

Bài trước Mactech đã cùng các bạn tìm hiểu về nhiệt độ ấp trúng gà đạt tỉ lệ nở cao. Hôm nay chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn kỹ thuật úm gà con. Sau khi ấp trứng bằng máy ấp trứng hoặc cho gà mẹ ấp tự nhiên thì việc úm gà con rất quan trọng. Gà con mới nở từ 1 đến 3 tuần thì các cơ quan như hệ tiêu hóa, hô hấp chưa thực sự hoàn chỉnh, sức đề kháng hấp do đó gà con dễ bị nhiễm bệnh. Do vậy để tránh tổn thất và tăng tỉ lệ sống cho đàn gà trong giai đoạn này cần phải có chế độ nuôi hợp lý. Hay phải thực hiện đúng kỹ thuật úm gà con.
Ngoài việc chọn giống, chế độ ăn của gà bố mẹ... thì việc chăm sóc gà con giai đoạn từ 1 đến 3 tuần tuổi vô cùng quan trọng.



Có 2 phương pháp chính úm gà con trong giai đoạn này đó là úm trên lồng và úm trên nên. Cụ thể như sau:

-         Úm trên lồng: Lồng úm có kích thước: 1x2x0,9m (lồng có chân đáy 0,4m. Với lồng có kích thước như trên có thể úm 100 gà con. Về đáy lồng bà con nên làm bằng sắt có ô vuông 1x1cm, viền bao xung quanh bà con có thể sử dụng lưới mắt cáo, nẹp tre, gỗ để chống chuột...

-         Úm gà con trên nền: Nếu bà con um gà trên nền thì cần đảm bảo các yếu tố sau: Chất độn chuồng phải phun thuốc sát trùng Formol 2% dày từ 7 đến 10cm, Chất độn có thể dùng trấu hoặc mùn cưa. Sử dụng cót có chiều cao từ 50-70 cm để quây gà với mật độ 20 con/m2 và nới rộng dần khi gà sinh trưởng.

-         Sưởi cho gà: Bà con nên sử dụng bóng điện để sưởi ấm cho gà (có loại bóng chuyên dụng để úm gà bà con rất dễ tìm mua trên thị trường). Bà con cũng nên mua thêm nhiệt kế rượu để tiện theo dõi nhiệt độ. Nhiệt độ cụ thể như sau:

+ Từ 0-7 ngày: 31-340C
+ Từ 8-14 ngày: 26-290C
+ Từ 15-21 ngày: 22-260C

Lưu ý nhiệt độ môi trường mà ta nên sử dụng bóng đèn để úm gà hay không. Và dựa trên phản ứng của gà để ta điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. Bà con có thể quan sát các hiện tượng như sau:
+ Nếu gà nằm rải rác đều chuồng, đi lại ăn uống tốt thì nhiệt độ úm là vừa phải.
+ Nếu gà tập trung lại gần nguồn nhiệt, đứng co ro, run rẩy hoặc nằm chồng đống lên nhau thì nhiệt độ úm thấp, cần tăng nhiệt độ bằng cách tăng thêm đèn hoặc tăng công suất bóng  điện.
+ Nếu gà nằm tản xa nguồn nhiệt, há mỏ thở nhanh thì nhiệt độ úm cao. Cần giảm nhiệt độ úm bằng cách giảm số lượng bóng úm, treo cao bóng lên trên cho đến khi phù hợp
Trong quá trình úm gà phải tránh gió lùa, nhiệt độ úm phù hợp, chống chuột, mèo phá hoại và chiếu sáng cho gà liên tục 24/24 để gà đủ ánh sáng, gà sẽ ăn uống đều phát triển tốt.

-         Thức ăn và khẩu phần ăn

+ Thức ăn phải đảm bảo chất lượng, đủ dinh dưỡng. Thời gian này bà con nên cho gà ăn thức ăn công nghiệp, loại cám hỗn hợp hoặc cám viên dành cho gà con vì các loại này được phối trộn theo tỉ lệ rất đơn giản mà hiệu quả cao hơn. Tỷ lệ Protein thô từ 19-21%, Năng lượng 2800 – 2900 Kcal
+ Khẩu phần ăn: Cho ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần ít một không nhiều quá gà sẽ bỏ thừa và đánh đổ gây lãng phí. Máng ăn phải sạch sẽ, máng ăn phải phù hợp tránh  tình trạng gà vào máng bới. Máng ăn bà con có thể làm bằng tre, gỗ hoặc mua ngoài thị trường rất sẵn bán.
+ Nước uống: Khi mới nhận gà về nên cho gà uống nước sau tầm 15p có pha đường glucoza và Vitamin C theo tỉ lệ 50 gram glucoza + 1 gram Vitamin C pha vào 3 lít nước. Cho gà uống đủ nước mới cho ăn. Nước uống sạch sẽ và ấm. Bà con nên thay nước thường xuyên và vệ sinh máng uống sạch sẽ.
-         Phòng bệnh: Trong thời gian này cần giữ cho chuồng trại khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ về mùa hè và ấm, tránh gió lùa về mùa đông. Sát trùng tiêu độc thường xuyên, hạn chế người ra vào khu vực nuôi gà.

+ Tiêm thuốc và vắc xin phòng bệnh cho gà theo lịch như sau:


Bà con có thể xem thêm Video hướng dẫn tại đây:


Không có bình luận

Wednesday, April 27, 2016

Nhiệt độ ấp trứng gà đạt tỉ lệ nở cao

Chào các bạn, bài trước tôi đã hướng dẫn các bạn cách bảo quản trứng gà để có tỉ lệ nở cao . Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu về nhiệt độ ấp trứng để đạt tỉ lệ nở cao. Qua đó dù bạn ấp bằng máy ấp trứng hay cho gà ấp tự nhiên thì bạn cũng biết cách để đạt tỉ lệ nở cao nhất.

Nhiệt độ ấp trứng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như loại gia cầm hay thủy cầm, nhiệt độ thời tiết bên ngoài môi trường (Nhiệt độ ấp mùa đông khác nhiệt độ ấp mùa hè). Hay độ dày vỏ trứng, tuổi đời gà trống, gà mái... Và còn phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn cho gà ấp tự nhiên hay bạn ấp bằng máy ấp trứng.

Dưới đây là bảng nhiệt thích hợp cho từng loại gia cầm cho các bạn tham khảo

Các loại gia cầmNhiệt độ ấp đa kỳGhi chú
gà ta, gà chọi, gà đông tảo 37.4°C – 37.8°C
 nhiệt độ này có thế thay đổi trong vài trường hợp đặc biệt
gà tân châu, gà tre bắc
37.4°C – 37.6°C
gà mỹ, gà jap, gà peru
 37.3°C – 37.5°C
gà serama
ngày 1 đến ngày 14:  37.0°C 
ngày 14 đến lúc nở: 36.5°C
 độ ẩm bình thường, khoảng 50%
vịt, ngan, ngỗng
 ngày 1 đến ngày 15:  37.8°C
ngày 15 đến ngày nở: 37.3°C
 từ ngày 15 đến khi nở, mỗi ngày cần đưa trứng ra ngoài để xịt nước mát lên trứng, để khô trong 30 phút, sau đó cho trứng vào ấp bình thường.
chim bồ câu
 37.4°C – 37.8°C
chim cút
  37.3°C – 37.5°C
chim trĩ
  37.3°C – 37.5°C
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                      

Bảng trên là khung nhiệt độ ấp cho các loại gia cầm, tuy nhiên trong quá trình ấp không phải lúc nào cũng đúng như trên mà có thể xảy ra trường hợp ấp đúng nhiệt độ thích hợp nhưng tỉ lệ nở thấp. Lấy ví dụ: 2 khách hàng dùng cùng loại máy ấp trứng, cùng ấp gà chọi, cùng 1 nhiệt độ, cùng độ ẩm, cùng điều kiện thời tiết bên ngoài, nhưng một máy nở rất tốt, máy còn lại nở kém.

Sau khi tìm hiểu về chế độ ăn, tuổi đời của gà bố mẹ và so sánh trứng của 2 máy thì tôi thấy Trứng của khách có tỉ lệ nở thấp thì quả to hơn, dày hơn trứng của khách hàng có tỉ lệ cao hơn. Lý do gà mái non thường đẻ trứng nhỏ, vỏ mỏng, gà già thường đẻ trứng to, vỏ trứng dày hơn. Chế độ ăn của khách có tỉ lệ nở thấp giàu canxi hơn nên làm tăng độ cứng của vỏ trứng. Do đó nhiệt độ ấp trứng phải cao hơn so với nhiệt độ ấp trứng trong bảng. Từ đó tôi hướng dẫn khách hàng tăng nhiệt độ ấp trứng trong máy lên 0.1 - 0.2 độ C. Kết quả sau đợt ấp thứ 2 tỉ lệ nở lên trên 70% và lần ấp tiếp theo tỉ lệ nở lên hơn 85%.

Do vậy nhiệt độ ấp trứng phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu vẫn nằm trong bảng nhiệt độ ở trên. Nếu có hiện tượng bất thường nào trong quá trình ấp trứng bạn nên phân tích và tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách khắc phục.

Bài tiếp theo chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn khắc phục một số hiện tượng bất thường trong quá trình ấp trứng. Nếu thấy có ích hãy like, share cho mọi người cùng biết hoặc nếu bạn có kinh nghiệm về vấn đề này hãy comment chia sẻ cho chúng tôi và mọi người



Không có bình luận

Tuesday, April 26, 2016

Cách bảo quản trứng gà để ấp đúng cách để có tỉ lệ nở cao

Dù bạn có ấp trứng bằng máy ấp trứng hay cho gà mẹ ấp thì bảo quản trứng trước khi ấp là một việc làm vô cùng quan trọng bởi việc bảo quản có tốt thì phôi mới không bị chết, phôi phát triển tốt trong quá trình ấp giúp tăng tỉ lệ nở và tăng năng suất.

Vậy việc bảo quản trứng như thế nào thì đúng cách? Bài này sẽ giúp các bạn biết hiểu và bảo quản trứng gà đúng cách để trứng không bị hỏng, khi ấp đạt tỉ lệ nở cao.


Cách thu nhặt trứng gà


Trước khi bảo quản việc thu nhặt trứng gà là một trong những bước cần thiết tưởng chừng đơn giản nhưng nếu không cẩn thận sẽ làm hỏng trứng.

- Xác định khoảng thời gian gà đẻ để thu nhặt. Mục đích không làm trứng bị bẩn, tránh bị để các tác nhân bên ngoài như chuột, gà khác... làm hỏng chứng, hoặc cũng có trường hợp gà mẹ ăn mất trứng. Thời gian gà đẻ thường tập trung vào giờ trưa tầm 9h-3h chiều.

- Trứng gà có đặc điểm có một lớp màng phấn mỏng bảo vệ trứng không bị vi khuẩn xâm nhập gây chết phôi. Do đó khi lấy và bảo quản tránh làm mất lớp màng đó. Bằng cách sau khi lấy trứng, không lau trứng mạnh, không rửa bằng nước. Nếu trứng bẩn có thể dùng rẻ mền lau nhẹ cho sạch

- Khi thu nhặt trứng phải thật nhẹ nhàng cẩn thận, tránh chồng quá nhiều lên nhau gây rạn, nứt vỏ trứng.

Sau khi thu nhặt đúng cách các bạn mang trứng đi bảo quản theo một số cách dưới đây


Cách bảo quản trứng đúng cách


Đây có thể coi là bước quan trong ảnh hưởng rất nhiều đến tỉ lệ nở của trứng. Dù bạn ấp trứng bằng máy ấp trứng hay cho gà mẹ ấp tự nhiên thì việc bảo quản trứng cũng rất quan trọng. Điều kiện bảo quản trứng tốt là nhiệt độ <25 độ C, thoáng mát, tránh ánh sáng mạnh, trứng được đảo thường xuyên, không xếp nhiều trứng đè lên nhau gây rạn, nứt trứng, đầu to của trứng xếp hướng lên trên, không để trứng quá lâu trước khi cho vào ấp.



Vậy tổng kết lại bạn có thể áp dụng cách như sau:

- Đầu tiên xếp trứng và khay phù hợp, đầu to hướng lên, đầu nhỏ quay xuống dưới, xếp thành 1 hàng không nên xếp chồng lên nhau gây hỏng trứng.

- Để khay trứng nơi thoáng mát không quá lạnh, nhiệt độ chỉ từ 15-25 độ C. (không nên lạnh quá hoặc nóng quá vì sẽ làm phôi chết)

- Nên đảo trứng mỗi ngày để phôi không bị dính vào màng vỏ

- Sau 7 ngày nên đưa trứng đi ấp đối với mùa đông và 5 ngày đối với mùa hè.
Tham khảo một số phương pháp bảo quản trứng thường dùng

Cách 1: Để trứng vào khay xếp đầu to hướng lên trên, để gầm trong gầm giường mỗi ngày đảo trứng 1 lần tránh sát phôi vào vỏ

Cách 2: Bọc trứng trong giấy báo, chỉnh nhiệt độ tủ lạnh ở múc cao nhất rồi để trong ngăn mát tủ lạnh, nhớ đảo trứng mỗi ngày.

Cách 3: Xếp trứng lên chậu cát ẩm, đầu to hướng lên, rồi đặt chậu cát vào gầm giường, cũng đảo trứng mỗi ngày tránh sát phôi

Trên đây là nguyên và cách bảo quản trứng trước khi ấp để đạt tỉ lệ nở cao.

Bài sau chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn biết nhiệt độ ấp trứng phù hợp. Chúc các bạn thành công. Còn rất nhiều cách khác và kinh nghiệm thực tế, các bạn có thể comment để chia sẻ những kinh nghiệm của mình.



Không có bình luận

Monday, April 25, 2016

Có nên sử dụng máy ấp trứng gia cầm trong quy mô hộ gia đình hay không?

Bạn nuôi gà tre, gà cảnh, gà chọi, hay gà con với quy mô hộ gia đình? Bạn đang lo lắng vì việc để gà mẹ ấp tự nhiên tỉ lệ nở không cao đôi khi còn làm mất nhiều giống gà đẹp, gà quý, năng suất không cao?

Hay việc mang đi lò ấp thường sảy ra hiện tượng bị tráo đổi gà, giá thành con giống cao? và còn rất rất nhiều nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan khiến tỉ lệ ấp nở không cao.



Vậy tại sao bạn chưa thử tự ấp bằng máy ấp trứng mini?

Trở lại với câu hỏi có nên sử dụng máy ấp trứng trong quy mô hộ gia đình hay không? Hãy cùng nhau phân tích một số ưu điểm của dòng máy ấp trứng mini MacTech để đưa ra câu trả lơi nhé!

Như đã biết chúng ta gặp rất nhiều bất lợi khi cho gà mẹ ấp tự nhiên (thôi đẻ đi ấp sớm, phải vỗ béo gà sau thời gian ấp, tỉ lệ nở không cao do nhiệt độ môi trường có thể thấp quá, có thể cao quá...)

Còn nếu ấp trong máy ấp trứng MacTech thì sao?


- Ấp được tất cả các loại trứng gia cầm, thủy cầm như gà ta, gà tre, trĩ, cút, ngan, vịt....

- Tỉ lệ nở cao, lên đến 90-95% nếu trứng tốt

- Bộ điều khiển điện tử tự động hoàn toàn, dễ dàng sử dụng. Điều chỉnh chính xác đến 0,1 độ C. Tự động đảo trứng tránh trường hợp trứng bị sát.

- Không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường do có lớp vỏ máy bằng gỗ dày 20mm cách nhiệt rất tốt

- Linh phụ kiện như bóng nhiệt, quạt hút, động cơ đảo có độ bền cao, chuyên dụng

- Máy ấp được từ 50-200 trứng tùy loại máy.

- Các thông số được cài dặt sẵn chỉ việc cắm điện và chạy, nếu muốn điều chỉnh nhiệt độ cũng rất đơn giản

- Vận chuyển, giao hàng toàn quốc.

- Máy được bảo hành 12 tháng do đó các bác yên tâm sản xuất không lo hỏng hóc.

- Đặc biệt máy rất tiết kiệm điện vì được điều khiển tự động và cấu tạo vỏ máy chắc chắn, cách nhiệt rất tốt.

- Về giá cả thì cũng rất phù hợp chỉ từ 1,600,000đ.


So sánh các ưu nhược điểm của từng phương pháp chắc hẳn các bác đã tìm ra cho mình câu trả lời là có nên sử dụng máy ấp trứng gia cầm trong quy mô hộ gia đình hay không
Không có bình luận